Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Mỹ bắc ghế ngồi xem kịch hay giữa Nga-EU
Cả EU đang hồi hộp theo dõi bầu cử Hy Lạp với những nguy cơ tồi tệ treo trên đầu. Còn Mỹ, họ vẫn giữ thái độ bình tĩnh đến khó chịu

 


EU lo gì từ cuộc bầu cử Hy Lạp?

 

Ngày 25/1/2015, cử tri Hy Lạp sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Những lá phiếu này không chỉ quyết định tương lai của một mình Hy Lạp, mà còn là tương lai của cả châu Âu.

 

Như ta đã biết, hiện tại Hy Lạp đang một lần nữa đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Mà nguyên nhân xuất phát từ chính những gói cứu trợ trước đó họ vay của các chủ nợ quốc tế gồm Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB, và của liên minh châu Âu EU.

 

Năm 2009, Hy Lạp là tâm bão của cuộc khủng hoảng nợ công. Họ khi đó đã ngấp nghé bờ vực phá sản, và các quốc gia trong EU đã đi đến thỏa thuận phá két và tung ra gói cứu trợ tổng cộng 240 tỷ USD. Điều kiện đặt ra là Hy Lạp phải có kế hoạch chi trả hợp lý và có chương trình tái thiết đất nước cụ thể.

 

Món nợ nào cũng đều có lãi và phải có ngày trả. Trong khi đó, các điều kiện của chủ nợ đã khiến Hy Lạp phải áp dụng chế tài thắt lưng buộc bụng, kham khổ đến mức bản thân dân của họ không thể chịu đựng nổi. Sau một loạt các cuộc biểu tình phản đối sự yếu kém của chính phủ, sự thất nghiệp kéo dài trong những năm khủng hoảng của thập kỷ trước, thì đến nay, người dân Hy Lạp tiếp tục xuống đường vì họ không thể kham khổ hơn nữa.

 


Các tấm biểu ngữ tranh cử tại Hy Lạp

 

Cuộc tổng tuyển cử này đặt ra hai lựa chọn cho cử tri. Hoặc tiếp tục thắt lưng buộc bụng, tiếp tục chịu cảnh cắt giảm lao động, cắt giảm chi phí xã hội, an ninh... theo yêu cầu của chủ nợ và được Đảng Dân chủ thực hiện một cách cứng nhắc và bảo thủ. Hoặc cử tri Hy Lạp lựa chọn việc quay lưng lại với các gói cứu trợ và bầu cho đảng Syriza.

 

Điều khiến EU phải quan tâm đến vấn đề nội bộ Hy Lạp chính là cái tên Syriza này. Họ không hề có một kế hoạch cụ thể nào cho việc trả nợ, và lý luận để người đứng đầu Syriza tranh cử là chấm dứt các hành động kham khổ mà nhân dân đang phải chịu đựng.

 

Có thể thấy, việc mà EU hay cụ thể là các chủ nợ phương Tây lo ngại nhất, không phải là ai sẽ thắng cử, mà cách người thắng cử sẽ trả nợ như thế nào. Việc Hy Lạp không trả nợ sẽ đẩy quốc gia này ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, đồng thời uy tín của khu vực sẽ hạ thấp đến mức không tưởng.

 

Việc tụt hạng tín nhiệm đồng nghĩa với việc thoái vốn ròng của nguồn tiền đầu tư, cổ phiếu, tăng lãi suất các khoản vay... Nó sẽ khiến châu Âu vốn đang khó khăn về kinh tế càng thêm khó khăn. Hy Lạp đang trở thành một sợi dây gân trong miếng thịt, bỏ thì thương, vương thì tội.

 

Nguy cơ Hy Lạp, tiền lệ Hy Lạp được nhắc đến nhiều trong các cuộc đàm phán, trong các chương trình nghị sự giữa EU và các chủ nợ. Và đảm bảo cho uy tín của mình, các quốc gia trên đà phá sản như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy... cũng dần phải lên kế hoạch trả nợ cho hiệu quả. Minh chứng cho điều này, Bồ Đào Nha đã phải công bố minh bạch lộ trình trả nợ của mình vào hôm 23/1/2015.

 

Bức tranh ảm đạm của EU

 

Phải nói rằng tình cảnh của EU chưa bao giờ xấu như bây giờ. Những năm đỉnh cao của cuộc khủng hoảng nợ công, người ta chỉ thấy một châu Âu lao đao vì nợ, vì kinh tế. Còn hiện tại, đó chỉ là một trong những nỗi lo.

 

Các cái tên lớn của EU như Anh, Tây Ban Nha đang phải đối diện với các bất ổn chính trị nảy sinh từ phong trào ly khai. Tiêu biểu như với nước Anh, suýt chút nữa họ đã mất Scotland khỏi Vương quốc, và xứ Catalonia của Tây Ban Nha liên tiếp đòi quyền tự trị rõ ràng hơn.

 


Người biểu tình chống chính phủ tại Hy Lạp

 

Còn với Đức, những người biểu tình đang ngày càng phát huy các hành động bạo lực, bạo động, tấn công trụ sở của cơ quan công quyền với mục tiêu biểu thị sự phản đối với các chính sách của chính phủ, mâu thuẫn vùng miền. Với Pháp, việc tự do ngôn luận thái quá của tờ Charlie Hebdo đã khơi dậy mâu thuẫn tôn giáo ở quốc gia này, và chọc giận người Hồi giáo trên toàn thế giới...

 

Bất ổn chính trị là một trong những điểm xấu xí họa lên bức chân dung của châu Âu. Tuy nhiên, đó mới là yếu tố nội tại, còn nhiều yếu tố bên ngoài.

 

Hiện tại, EU đang theo đuổi các biện pháp trừng phạt kinh tế với Nga. Nhưng nhiều tổ chức quốc tế đã chứng minh rằng EU và Nga hiện đang giữ mối quan hệ cộng sinh trong các vấn đề kinh tế. Việc kinh tế Nga lao đao đã tác động không nhỏ tới túi tiền của châu Âu.

 

Đồng thời, nhiều ý kiến cho rằng thời điểm trừng phạt Nga lúc này của châu Âu là hoàn toàn sai lầm. Bởi hành động đó tương tự như người ốm còn leo lên võ đài để đấu quyền anh.

 

Việc thiệt thòi kinh tế trong cuộc chiến tài chính với Nga cũng khiến người chịu tác động nhiều nhất chính là nhân dân châu Âu, nó càng làm khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa người dân và chính phủ cầm quyền. Lòng tin với người lãnh đạo dần biến mất trong mắt của cử tri.

 

Đó là chưa kể các yếu tố an ninh, khi châu Âu đang là đích ngắm của các hành động khủng bố trả đũa mà tổ chức Hồi giáo cực đoan IS phát động.

 

Sự bình tĩnh đến đáng ngại của Mỹ

 

Bức tranh châu Âu chỉ toàn những màu rất xấu, từ bất ổn kinh tế, chính trị, cho đến an ninh. Trong khi đó, người đồng minh, người anh lớn, người lãnh đạo của họ - nước Mỹ dường như vẫn điềm tích một cách đầy khó chịu.

 

Trong thông điệp liên bang mà Tổng thống Mỹ Barack Obama gửi đi hôm 21/1 vừa qua, nhà lãnh đạo này đã ví von sự hồi sinh của kinh tế Mỹ tương đương với "một trang vàng". Ông nhấn mạnh đã qua rồi thời khủng hoảng kinh tế kéo dài, thời mà người dân Mỹ thất nghiệp trầm trọng, sản xuất đình trệ. Và hiện tại, nhà lãnh đạo siêu cường này còn mơ tới những vấn đề tăng lương, tăng chất lượng cuộc sống cho người dân.

 


Biểu tình bài Hồi giáo ở Đức

 

Còn nhớ hồi bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua, Tổng thống Obama và Đảng Dân chủ đã rơi vào hoàn cảnh như châu Âu hiện tại: mất lòng tin của cử tri vì những bất ổn kinh tế, vì những chính sách điều hành nhà nước, đối nội đối ngoại không hiệu quả. Kết quả là Đảng Cộng hòa đã chiến thắng tuyệt đối và kiểm soát cả lưỡng viện Quốc hội.

 

Tuy nhiên, lúc đó người dân Mỹ nhanh chóng quên đi những nỗi bực tức đó khi các con số đẹp như trong mơ được lãnh đạo của họ đưa ra trong thông điệp. Và họ vẫn tiếp tục tin tưởng vào một năm mới đầy hứa hẹn.

 

Thực tế thì cách mà nước Mỹ can dự, dẫn dắt thế giới đang đảm bảo cho họ sự an toàn cao hơn hẳn những quốc gia khác, nếu không muốn nói là tuyệt đối. Họ không quan tâm ốm đau của châu Âu hay Nga. Cần nhớ rằng trong cuộc chiến kinh tế, người nắm quyền sinh sát là các chủ nợ như Ngân hàng quốc tế, Quỹ tiền tệ quốc tế, và Mỹ có khả năng chi phối những tổ chức này.

 

Chẳng phải Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi đã phải thành lập nhóm BRICS và mở một ngân hàng tầm cỡ quốc tế mới để giảm thiểu khả năng chi phối của Mỹ với nguồn đầu tư thế giới hay sao?

 

Nhìn Nga, châu Âu oằn mình vì khó khăn kinh tế, còn Trung Quốc bước vào giai đoạn đau đớn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm rõ rệt, Mỹ vui vẻ với việc ngồi vững tại ngôi vị số một và chứng tỏ uy thế của mình với tất cả các bên.

 

Còn khủng bố IS, còn nội chiến ở Ukraine, đó là câu chuyện ở Trung Đông, Đông Âu... không phải câu chuyện trên lãnh thổ nước Mỹ.

 

Cục diện thế giới như vậy đồng thời chỉ ra rằng Washington không cần nóng vội. Nếu Tổng thống Putin tuyên bố chấm dứt thế giới đơn cực, Mỹ lập tức tạo ra một thế giới đa cực để Nga đấm đá, đối đầu. Tuy nhiên, thế giới đó không phải cuộc đấu của Mỹ, họ chỉ ngồi ngoài và xem màn kịch diễn ra trước mắt mà thôi.

 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)
    Nga chuẩn bị đánh đông bắc, doanh nghiệp Kharkov tháo chạy sang phía Tây (25-04-2024)
    Tính toán 'không đi đâu mà thiệt' của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine (25-04-2024)
    Nga đổi chiến thuật, nhắm thẳng vào mục tiêu quan trọng khác của Ukraine? (24-04-2024)
    Tình tiết mới vụ Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị bắt (24-04-2024)
    Lực lượng Nga đột kích làng Ocheretyne, phát hiện điều không ngờ (24-04-2024)
    Khí tài Mỹ bị chuyển về Moscow trong đêm, bộ trưởng Ukraine gay gắt (24-04-2024)
    Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo (24-04-2024)
    Nguy cơ xung đột trực tiếp Nga và phương Tây về Ukraine (24-04-2024)
    Ông Trump lên tiếng sau khi Hạ viện Mỹ duyệt viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine (24-04-2024)
    Israel buộc giảm quy mô trả đũa Iran vì áp lực từ Mỹ, Đức, Anh? (23-04-2024)
    Biện pháp độc đáo giúp Nga bắt sống tăng Leopard 2A6 (23-04-2024)
    Triều Tiên tiến hành tập trận mô phỏng phản công hạt nhân (23-04-2024)
    Moskva cảnh báo sẵn sàng dự luật trả đũa nếu phương Tây tịch thu tài sản (23-04-2024)
    Cận cảnh cuộc tập trận chưa từng có của Triều Tiên (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Hết hạn nộp tiền để chuộc 2 con tin người Nhật, IS vẫn im lặng (23-01-2015)
    Thế kẹt của EU giữa lợi ích và giá trị về Nga (23-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần cuối: Người dân TQ nghĩ gì về ông Tập? (23-01-2015)
    Phản ứng của Trung Quốc khi Triều Tiên chọn lại 'bạn' (23-01-2015)
    Vụ bắt cóc con tin người Nhật: IS im lặng khó hiểu! (22-01-2015)
    Về đâu mối quan hệ Nga-EU? (22-01-2015)
    Mỹ khen khéo cách Ấn Độ chống Trung Quốc (22-01-2015)
    Nga chỉ trích thông điệp liên bang của Obama (22-01-2015)
    Trung Quốc toát mồ hôi khi người dân gia nhập IS (22-01-2015)
    Tổng thống Obama: "Tôi luôn là người thắng cuộc" (22-01-2015)
    Phương Tây bị tố âm mưu phá hoại kinh tế Nga, lật đổ Putin (21-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần 4: Ông Tập có 'vượt mặt' tiền bối? (21-01-2015)
    Ấn Độ Dương: Điểm nóng giữa Trung Quốc - Ấn Độ (21-01-2015)
    Vụ Charlie Hebdo: Ai thực sự là nạn nhân? (21-01-2015)
    Thời điểm cực kỳ nguy hiểm đối với châu Âu (20-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần 3: Ai dám chống đối họ Tập? (20-01-2015)
    Chiến sự Ukraine nóng trở lại, EU duy trì trừng phạt Nga (20-01-2015)
    Điều ít biết về ‘Tổng thống nghèo nhất thế giới’ (20-01-2015)
    Mĩ muốn chặn đường TQ, ảnh hưởng của ASEAN ở Myanmar (19-01-2015)
    Pháp mất đoàn kết, chuyển sang chia rẽ vì Charlie Hebdo (19-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152750139.